Mt Koya/Koyasan
Mount Koya (高野山, Kōyasan),
the center of Shingon Buddhism, an important Buddhist sect which was introduced to Japan in 805 by Kobo Daishi (also known as Kukai), one of Japan's most significant religious figures.
Nhật ký Koyasan!
Koyasan, năm thứ 1204( năm 2015 Koyasan kỉ niệm năm thứ 1200 tính từ thời điểm Không Hải Đại Sự đến tu hành đầu tiên ở đây)
Cuối cùng thì mình cũng được đến Núi Koya, thánh địa Phật giáo của Nhật Bản ở tỉnh Wakayama. Lúc chưa đi, mình nghĩ ở đây chắc cũng chỉ có vài ngôi chùa, đền và lối dẫn lên lăng của Không Hải Đại Sư. Nhưng, Koyasan - một trong những di sản văn hoá thế giới được Unesco công nhận đâu chỉ có vậy.
Đầu tiên là con đường lên núi, dù chỉ cao hơn mực nước biển đâu đó 800m, nhiệt độ chênh lệch 6-8 độ so với bên dưới chân núi nên khí hậu vô cùng mát mẻ, trong lành. Có nhiều ngôi làng với kiến trúc cổ dọc theo các con sông, suối nhỏ ở thung lũng giữa các ngọn núi. Đang là mùa hè, nên có kha khá các gia đình đưa con nhỏ đi cắm trại dọc theo các con suối, cây lá thì xanh mát mắt, lâu lâu có những cây cầu treo bắt qua núi, những bụi hoa ven đường lúc trắng, lúc hồng, cả đỏ... tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.
Vừa lên đến đỉnh núi, hình ảnh Daimon (cổng lớn 25m) đập ngay vào mắt, làm cho mọi cảm giác hoa mắt, chóng mặt bay biến ngay tức khắc. Cảm giác như wow, thật đáng giá để đến đây. Bước xuống xe là cảm nhận liền đây là vùng đất phật, không hiểu tại sao. Mọi thứ cứ êm ả, thanh bình, nhẹ nhàng. Dù có rất nhiều người hành hương và khách du lịch nhưng không khí ở đây rất yên bình, dường như ai ai cũng cảm nhận được điều này nên rất hợp tác không phá vỡ bầu không khí nên thơ này. Ở đây có đến 117 thiền viện nằm rải rác trên đỉnh 8 ngọn núi. Có nhiều du khách chọn đi trekking các cung đường 3 hoặc 7 ngày để thăm viếng các tu viện. Có người chọn ở trọ lại ngay trong chùa để cùng tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của các tu sĩ, cùng ăn chay và cùng niệm phật. Nhà heo rất tiếc chỉ có mấy tiếng tham quan nên chỉ đi kịp vài kiểng chùa. Ngoặc nỗi, chỗ nào cũng như níu chân du khách, nên mình vô rồi cứ thẩn thờ góc sân chùa, cảm giác không thể diễn tả.
Mỗi ngôi chùa có những kiến trúc khác nhau do được xây dựng ở những thời đại khác nhau, không biết có khác nhánh tu không, vì mình được biết ở đây chủ yếu là chân ngôn tông. Do đó, ở mỗi chùa sẽ có cách cầu nguyện và thỉnh lộc khác nhau.
Cuối cùng, chắc vì ở đây là vùng đất phật nên cuộc sống của người dân địa phương cũng rất yên bình, rất ít hàng quán, chỉ gặp 1 nhà hàng có bán bia, không thấy quán nhậu, và khi cửa chùa đóng lại vào lúc 5 giờ chiều, các hàng quán cũng bắt đầu đóng cửa, trả lại nét đêm thanh thịnh rất sớm.