NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT DIỆM ( THỊ TRẤN PHÁT DIỆM - KIM SƠN - NINH BÌNH )
Độc đáo Nhà thờ đá Phát Diệm.
Về Ninh Bình, du khách không chỉ khám phá vẻ đẹp của những hang động ở Tam Cốc, Bích Động, rừng Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, Bái Đính tân tự... mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ đá Phát Diệm. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Nhà thờ đá Phát Diệm thuộc thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình 28 km. Với diện tích gần 22 ha, Nhà thờ đá Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ, 1 Phương Đình, ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Đây là công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc, được xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ trong một thời gian khá dài, từ năm 1875 đến 1899.
Từ hướng Nam đi vào nhà thờ, sau hồ nước là một khoảng sân rộng rãi thoáng đãng. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng tổng thể diện mạo của tòa Phương Đình có chiều cao 25 m, rộng 17 m, dài 24 m, gồm 3 tầng, được xây dựng bằng những phiến đá, có phiến nặng hàng tấn.
Đi qua Phương Đình là nhà thờ lớn đồ sộ, xây dựng năm 1891, có bốn mái và năm lối vào, dưới các vòm đá được chạm trổ tinh tế, điêu luyện với các hoa văn, họa tiết ấn tượng. Nhà thờ lớn có chiều dài 74 m, rộng 21 m, cao 15 m, được dựng bằng 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, trong đó hai hàng cột giữa cao tới 11 m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn.
Ở phía Bắc, sau nhà thờ lớn có 3 hang đá được tạo bằng những khối đá lớn, nhỏ khác nhau, giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Nằm song song hai bên nhà thờ lớn có 4 nhà thờ nhỏ đối nhau. Mỗi nhà thờ là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét riêng. Đặc biệt, Nhà thờ Trái tim Đức mẹ (còn gọi là nhà thờ đá), được xây dựng hoàn toàn bằng đá từ nền, tường, chấn song, cột, xà, mái, những bức phù điêu tứ quý...
Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách. Đây là điểm nhấn quan trọng trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của vùng đất Cố đô.
Nhà thờ lớn nhất Việt Nam và Đông Dương 2019 - Giáo xứ Lãng Vân GP Phát Diệm Ninh Bình
------------------------------------
Quý Cộng Đoàn Nhấn link đăng ký miễn phí :
ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO
------------------------------------
Donate :
------------------------------------
Mong muốn chia sẻ nhưng trình độ có hạn, xin được
Quý vị góp ý để hoàn thiện hơn.
Email : nguoiqueopho@gmail.com
SĐT : 0326 445 024
Facebook :
------------------------------------
XEM THÊM
+ Nhà thờ trong TGP Hà Nội :
+ Đời sống đạo công giáo :
+ Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu :
+ Quê hương gia đình :
#cathedral #nhatholangvan #giaophanphatdiem
KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA QUẦN THỂ NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT DIỆM - KIM SƠN - NINH BÌNH
Nhà thờ đá (Phát Diệm, Ninh Bình). Nhà thờ đá đẹp nhất Việt Nam
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.[1] Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[2][3], được ví như kinh đô công giáo của Việt Nam[4]. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.[5] Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) - linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.
Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.
Video được ghi lại chiều ngày 20/2/2016 trong dịp du xuân 2016.
Kênh đào tạo Tin học trực tuyến theo chuẩn kiến thức, kĩ năng CNTT về Tin học văn phòng, đồ họa, âm thanh, video; lập trình từ A-Z về xây dựng website và phần mềm với các ngôn ngữ PHP, C#,... Đăng tải các thông tin Giải trí, các hoạt động của tôi khi tham gia trong quá trình công tác. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Website Đào tạo Tin học:
Fanpage:
Công nghệ Thông tin:
Blog:
Facebook:
Email: dothanhspyb@gmail.com
Quê Hương Thánh Nữ Tử Đạo [ Bà Thánh Đê ]- Giáo xứ Phúc Nhạc - Phát Diệm Ninh Bình
Giáo xứ Phúc Nhạc GP Phát Diệm Ninh Bình là quê hương của vị thánh nữ tử đạo đầu tiên của giáo hội công giáo Việt Nam.Thánh A-Nê Lê Thị Thành hay còn gọi là bà thánh A-nê Đê.
------------------------------------
Quý Cộng Đoàn Nhấn link đăng ký miễn phí :
ĐĂNG KÝ VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BIẾT VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO
------------------------------------
Donate :
------------------------------------
Mong muốn chia sẻ nhưng trình độ có hạn, xin được
Quý vị góp ý để hoàn thiện hơn.
Email : nguoiqueopho@gmail.com
SĐT : 0326 445 024
Facebook :
------------------------------------
XEM THÊM
+ Nhà thờ trong TGP Hà Nội :
+ Đời sống đạo công giáo :
+ Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu :
+ Quê hương gia đình :
#cathedral #banthanhde #xuphucnhac
Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình 2017 - Giáo xứ Phát Diệm Kim Sơn
Nhà Thờ Đá Phát Diệm
Là nhà thờ mang đậm kiến trúc phương Đông Nhà thờ Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía nam, được xây dựng vào những năm 1875 – 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm
Được xây dựng trong gần 30 năm (từ 1875 – 1899) bởi linh mục Phêrô Trần Lục (Linh mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam, nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc độc đáo và duy nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Cách Hà Nội khoảng 120km, nhà thờ Phát Diệm thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do danh nhân Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm.
Toạ lạc trên diện tích rộng hơn 20 ha, quần thể nhà thờ gồm 11 công trình được xây cất, bố trí hợp lý, tạo thành một cảnh quan cổ kính tuyệt đẹp. Trải qua hơn 100 năm, các hạng mục vẫn còn gần như nguyên vẹn. Ngay trước khuôn viên nhà thờ là hồ nước hình chữ nhật có kè đá bao quanh. Giữa hồ có một hòn đảo nhỏ xanh mát bóng cây và bức tượng Chúa Giêsu bằng đá trắng dang hai tay, mắt nhìn thẳng phía trước.
Điểm đến đầu tiên trong khoảng sân mát rượi là Phương đình, công trình kiến trúc 3 tầng cao 25m, rộng 17m, dài 24m, được ghép lại từ những phiến đá xám nguyên khối. Ngay giữa tầng đầu đặt một sập đá xanh nguyên khối, bên trên là những bức điêu khắc chạm trổ hình ảnh Chúa Giêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Mỗi vòm cửa cũng là một công trình điêu khắc đá tinh xảo.
Trên các bức tường là những phù điêu được sáng tác theo phong cách nghệ thuật dân gian Việt Nam mang tính gợi tả và cách điệu, những chấn song cửa sổ có hình lá trúc và cây trúc mềm mại, uyển chuyển. Chóp của Phương đình không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà được uốn cong theo phong cách mái đình Việt Nam. Dù trên đỉnh có gắn thánh giá, song, nhìn bao quát, Phương đình vẫn mang dáng dấp tam quan chùa hơn là nóc nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ngay cả các đường nét, tư thế ngồi hay nếp áo của bốn pho tượng Thánh Sử trên bốn đỉnh tháp cũng khiến du khách liên tưởng đến những tượng Phật trong các ngôi chùa. Trong khỏang sân giữa Phương đình và nhà thờ chính đặt các đài sen, đặc trưng của kiến trúc nhà Phật.
Nhà Thờ Đá Phát Diệm Đẹp Lung Linh Đón NOEL 2019 | Giáng Sinh An Lành
Nhà thờ đá Phát Diệm lung linh đón đêm Noel 2019
Những ngày này, Nhà thờ đá Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) trở nên đẹp và lộng lẫy hơn bởi sắc màu của đèn hoa, cùng với những cây thông Noel được trang trí nhiều màu sắc...
Công tác chuẩn bị cho đêm Giáng sinh được Giáo xứ Phát Diệm chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó để giúp mọi người đón một lễ giáng sinh an lành và ấm áp
Trường Vlogs xin chào mọi người !
Kênh Trường Vlogs làm về thử thách, đời sống ,ẩm thực, cuộc sống hàng ngày .. rất mong được mọi người ủng hộ.
#truongvlogs #truongvlog #truong
đăng kí kênh
facebook
Nhà thờ Lãng Vân | Nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á
Nhà thờ Lãng Vân | Nhà thờ lớn nhất Đông Nam Á
Giáo xứ Lãng Vân được thành lập năm 1885, trực thuộc giáo phận Phát Diệm với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hiện nay, giáo xứ nằm trên địa bàn xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Với số giáo dân lên tới 3500 người nên nhà thờ cũ không có đủ chỗ cho toàn bộ giáo dân nhất là vào những ngày lễ lớn.
Hiện nay, ngôi thánh đường mới đang được tiến hành xây dựng với một quy mô vô cùng rộng lớn.
Ngày 14/1/2015 nhà thờ được tiến hành khởi công. Trên diện tích rộng khoảng 6 ha, trước đây là đất trống, ruộng lúa... hiện nay được tôn cao lên để xây dựng nhà thờ.
Nhà thờ được Lãng Vân được theo kiến trúc gotic, lấy cảm hứng từ các nhà thờ nổi tiếng châu Âu.
Theo thiết kế, nhà thờ có diện tích khuôn viên 14.200 m2, tổng diện tích mặt sàn là 4.000 m2, có sức chứa khoảng 5000 người.
Vì vậy, nhà thờ giáo xứ Lãng Vân được xem là nhà thờ lớn Việt Nam, thậm chí là lớn nhất Đông Nam Á sau khi hoàn thành.
Tháp chuông chính có chiều cao khoảng 110m, tính cả cây thánh giá. Hai tháp chuông phụ có chiều cao 60m.
Dưới gian cung thánh là một hầm lớn với sức chứa 700 - 800 thực khách. Để tiện cho việc tổ chức các sự kiện quan trọng trọng.
Với diện tích và khối lượng công việc như thế thì những người trong nghề ước tính giá trị của ngôi thánh đường này không dưới 1000 tỷ đồng.
-----------------------------------------
Kết Nối Với Bọn Mình Nào
Youtube:
Blog:
Fanpage:
Group:
Email: phamanhquang1908@gmail.com
Mobile: +84.868.90.4858
Facebook của bọn mình:
Rất hân hạnh khi được trò chuyện cùng với các bạn!
#NhathoLangVan #GiaoxuLangVan #PhamAnhQuang
Giới thiệu Nhà Thờ Đá Phát Diệm | Tuyệt tác Việt Nam
| KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI |
● Người đại diện: Phạm Anh Quang
● Điện thoại: +84.868.90.4858
● Email: phamanhquang1908@gmail.com
● Facebook:
● Group:
● Website:
------------------
© Bản quyền thuộc về Nhà Thờ Công Giáo
© Copyright by Nhà Thờ Công Giáo
☞ Do not Reup
------------------
Để tài trợ hoặc góp ý bạn có thể gửi email cho tôi: phamanhquang1908@gmail.com
------------------
Donate:
Ủng hộ chúng tôi:
------------------
#Nhàthờ #PhátDiệm
Không Khí Giáng Sinh Tại Nhà Thờ Đá Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình
Lần này về quê gần với dịp lễ giáng sinh nên mình quay cho cả nhà xem không khí giáng sinh của nhà thờ đá phát diệm, kim sơn ninh bình quê mình nhé!
Anh em quý mến mình nhớ đăng ký kênh youtube và xem tất cả các video để ủng hộ mình nhé!!!
------------------------------------
Facebook của mình: Hùng Phạm
Tiếng chuông 3 tỉnh đều nghe thấy tại nhà thờ đá hơn 120 tuổi đẹp nhất Việt Nam | aRau
►Nhà thờ đá Phát Diệm hơn 120 tuổi đẹp độc nhất Việt Nam tại Kim Sơn - Ninh Bình. Nơi mà tiếng chuông vang xa đến nỗi người dân 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định đều nghe thấy.
● Subscribe:
● Follow Fanpage:
● Website:
● Fanpage:
● Instagram:
---
#nhathodaPhatDiem #dep #doc #ninhbinh #rau #rautv #raudidau
---
© Bản quyền thuộc về RÂU
© Copyright by Râu TV Channel ☞ Do not Reup
[REC] Thánh Lễ Truyền Dầu Giáo phận Phát Diệm 2019 - FULL HD
Sáng thứ Tư Tuần Thánh, 17/04/2019, tại nhà thờ giáo xứ Ninh Bình, Đức Cha giáo phận đã long trọng cử hành thánh lễ Truyền Phép Dầu, với sự đồng tế của cha Tổng đại diện, quý cha trong linh mục đoàn giáo phận, cũng như quý cha thuộc Đan viện Châu Sơn. Cùng hiệp thông trong thánh lễ đại triều, còn có hàng trăm quý tu sĩ, chủng sinh và gần ba ngàn tín hữu, cách riêng, anh chị em giáo hạt Ninh Bình.
CUNG HIÊN - KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ XỨ PHÁT VINH
CUNG HIẾN NHÀ THỜ XỨ PHÁT VINH
Thuyết minh nhà thờ đá phát diệm ninh bình
Nhà thờ đá phát diệm ninh bình
Nhà thờ phát diệm
3 Giám mục cùng dâng lễ Tạ Ơn tại quê hương Phát Diệm
3 Giám mục cùng dâng lễ Tạ Ơn tại quê hương Phát Diệm
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, nhớ về quê hương nguồn cội, tri ân tổ tiên, sáng Chúa nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô, 18.6.2017, ba Đức Giám mục quê gốc Phát Diệm mới được thụ phong gần đây là Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng- Giám mục Phụ tá Giáo phận Sài Gòn, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh- Giám mục Phó Giáo phận Đà Lạt và Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân- Giám mục phụ tá Giáo phận Xuân Lộc đã về thăm và hiệp dâng thánh lễ tạ ơn tại Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 10g00, do Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Cha Giuse Nguyễn Năng- Giám mục Giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến- Nguyên Giám mục Phát Diệm và Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục Giáo phận Bùi Chu, đông đảo quý Cha, quý thầy Phó tế.
Hiệp dâng Thánh lễ có sự hiện diện của quý tu sĩ nam nữ, quý Chủng sinh, và cộng đoàn tín hữu. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi hôm nay là ngày Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm chầu Chúa Giêsu Thánh Thể thay mặt Giáo phận nên số tín hữu đến hiệp thông càng đông...
Nguồn: Giáo phận Phát Diệm
100 du khách Thuy Si đồng ca tại nhà thờ Phát Diệm - Ninh Bình
Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy Ban Thờ Cung Thánh Dát Bằng Vàng Ròng Ở Nhà Thờ Đá Phát Diệm ( p2)
Nhà thờ Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) - nơi được mệnh danh là “kinh đô Công giáo” của Việt Nam không chỉ là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị về sự hội nhập văn hoá Ðông - Tây mà còn chứa đựng những câu chuyện kỳ lạ, độc đáo khi vẫn hiên ngang đứng vững trước vô vàn đạn bom của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả ba tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng.
Nhà thờ đá: Khởi công xây dựng từ năm 1883. Tên nguyên thủy: Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa... Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường.
#NhàThờĐáPhátDiệm#TopNhữngNhàThờĐẹpNhất#VTVVlogs
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kênh vlog chia sẻ ,hình ảnh về nhà thờ công giáo của Nam Định nói riêng , và Việt Nam nói chung . Cũng cuộc sống sinh hoạt cầu nguyện và làm các thánh lễ ở nhà thờ mà tôi ghi lại được để mọi người cùng khám phá .
Link Youtube :
Fanpage :
Nhà Thờ Đá Phát Diệm Mừng Lễ Giáng Sinh Đông Nghẹt Người | Tam Đen TV
???? Nhà Tho Đá Phát Diệm Mừng Lễ Giáng Sinh Đông Nghẹt Người
#nhathodaphatdiem
Cảm ơn các bạn đã xem clip. Hãy SUBSCRIBE và COMMENT để ủng hộ mình làm clip ngày càng hay hơn nha:
=================================
★ Youtube:
★ Fanpage:
★ Facebook:
★twitter;
———————————————————————————-
✩ Hộp thư đóng góp ý kiến hoặc ý tưởng: ????tamdentv@gmail.com
#munglegiangsinh#tamdentv
=================================
© Bản quyền thuộc về Tam Đen TV
© Copyright by Tam Đen TV Channel ☞ Do not Reup
???? Nguồn Nhạc:
???? Music provided by NoCopyrightSounds
???? Music provided by TheFatRat
???? Music provided by Alan Walker
7. Giáo phận Phát Diệm - ĐHGT 2018
7. Giáo phận Phát Diệm
Được thành lập năm 1901, Phát Diệm chính là giáo phận đầu tiên ở Việt Nam được ủy nhiệm cho hàng giáo sĩ Việt Nam cai quản thay cho các giáo sĩ ngoại quốc, vì thế mà nơi đây được ví như “kinh đô của Công giáo” ở Việt Nam. Giáo phận Phát Diệm bao gồm toàn bộ tỉnh Ninh Bình và hai huyện phía nam của tỉnh Hòa Bình với diện tích 1.787 km2.
Hiện nay giáo phận Phát Diệm có hơn 151 ngàn tín hữu, trong đó 5.500 người Mường, phân bố trên 80 giáo xứ, với 85 linh mục triều và 16 linh mục dòng, dưới sự hướng dẫn của đức cha Giuse Nguyễn Năng. Toàn thể con dân giáo phận Phát Diệm đang hăng say xây dựng gia đình giáo phận thành mái nhà của tình hiệp nhất và lòng mến Chúa Kitô.
Nhắc tới Phát Diệm, chúng ta không thể không nhắc tới quần thể nhà thờ đá Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo, nơi giao thoa tinh tế giữa kiến trúc phương Đông và kiến trúc phương Tây. Bên cạnh đó là trung tâm hành hương kính các thánh tử đạo của giáo phận tại nhà thờ giáo xứ Phúc Nhạc, nơi lưu dấu nhiều dấu tích của các vị chung liệt tử đạo. Ngoài ra, Phát Diệm còn có nhiều ngôi nhà thờ mang kiến trúc cổ kính khác như: nhà thờ giáo xứ Tôn Đạo, Đan viện Xitô Châu Sơn - một địa chỉ thân thương để nhiều giáo hữu khắp nơi tìm đến tĩnh tâm cầu nguyện.
Nơi đây cũng có những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp: quần thể Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới; quần thể Tam Cốc Bích Động, cùng màu xanh của rừng quốc gia Cúc Phương đã hợp thành bức tranh sơn thủy hữu tình, tô điểm vẻ đẹp tinh khôi của xứ sở núi đá vôi. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm, cố đô Hoa Lư cũng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo xa xưa.
giáo xứ NINH BÌNH|| GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM || nơi 3 thánh tử vì đạo
- Thánh Phêrô Hiếu sinh năm 1783 tại làng Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Ninh Bình hiện nay là Tỉnh Hà Nam. Ngài vào tu trong Nhà Đức Chúa Trời ngay lúc còn nhỏ tuổi. Tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, luôn tỏ ra ngoan ngoãn, vâng lời và chăm chỉ chu toàn công việc trong nhà Chúa.
- Khi làm Thầy Giảng thầy đã giúp nhiều linh mục Thừa Sai và sau thì về giúp cha Phạm Khắc Khoan ở Phúc Nhạc, thầy thường theo cha Khoan đi làm việc tông đồ mà không sợ bắt bớ. Khi ở nhà, thầy giữ luật rất nghiêm túc, sốt sắng đọc kinh lần hạt Mân Côi dâng kính Đức Mẹ.. Giáo dân rất quí mến và cảm phục về lòng đạo đức thánh thiện của thầy.
- Thầy bị bắt lúc 50 tuổi và đang giúp xứ cha Khoan ở Phúc Nhạc. Trong những ngày bị bắt và tù ngục, lúc đầu được giam cùng cha Khoan nhưng sau thì quan lại cho lệnh giam thầy Phêrô Hiếu một nơi riêng, không cho tiếp tục với cha Khoan nữa. Thầy bị tra tấn nhiều lần rất tàn ác, bị đòn vọt rất dã man, bị đeo gông cùm, xiềng xích nặng nề, chịu đói khát. Nhưng thầy vẫn một lòng kiên trì, không chịu bước qua Thập Giá. Thầy cương quyết và sẵn lòng chịu mọi khổ cực một cách can đảm và vui vẻ vì đạo Chúa, không một lời ca thán hay trách móc những kẻ đánh đập hành hạ mình. Có lần quan cho gọi Thầy ra trình diện và khuyên Thầy bước lên Thập Giá với những lời lẽ ngọt ngào, quan nói:
- Tôi rất thương anh nên muốn tha cho anh về với gia đình, làm ăn. Nếu nghe theo tôi, tôi sẽ giúp đỡ để anh có thể lập nghiệp dễ dàng.
Thầy Phêrô Hiếu khiêm tốn đáp lại:
- Tôi hết lòng cám ơn quan lớn về những lời khuyên dụ và hứa hẹn giúp đỡ tôi. Nhưng tôi không thể bỏ Chúa tôi, là Đấng đã tạo dựng nên trời đất cùng mọi loài thụ tạo trên trần gian này. Ngài là Chúa Trời đất, tôi phải tôn thờ Ngài.
- Anh nói Chúa Trời đất à? Đạo này là do mấy người “tây dương” tới đây tuyên truyền nhảm nhí chứ không phải như vậy đâu. Anh phải vâng lệnh đức vua. Anh đã biết là đức vua đã nghiêm cấm thứ đạo này không?
- Bẩm quan lớn tôi biết đức vua cấm. Nhưng tôi phải vâng lời Thiên Chúa là Đấng tôi tôn thờ hơn là vâng lời đức vua.
Để lung lạc thầy, quan cho biệt giam hai Thầy trong một phòng riêng, không cho tiếp xúc với cha Khoan vì sợ cha Khoan sẽ khuyến khích và. khuyên bảo nên hai Thầy sẽ theo cha mà không chịu bước lên Thánh Giá. Dẫu thế, dù xa cha, hai thầy vẫn khuyên bảo nhau vững lòng theo Chúa và cam chịu mọi đòn vọt, đánh đập tàn ác. Có lần lính lôi thầy Hiếu qua ảnh tượng Chúa, Thầy co chân lại nói lớn:
- Các anh kéo tôi đi chứ tôi không chịu. Tôi không dám xúc phạm đến Chúa tôi thờ. Tôi không dám xúc phạm đến Chúa Trời Đất là Chúa của tôi.
Sau đó thầy ăn chay các ngày thứ Sáu để đền tội xin ơn can đảm chịu mọi sự xỉ nhục đau đớn.
Quan khuyên dụ nhiều lần, nhiều cách mà Thầy vẫn cương quyết không bỏ đạo nên quan lập cách ép buộc hai Thầy bỏ đạo. Mặc dầu không còn được giam chung với cha Khoan nữa, không còn được sự khuyến khích thiêng liêng của cha Khoan, nhưng các Thầy lại khuyến khích nâng đỡ nhau chịu đòn vọt cho đến chết vì đạo Chúa, vì yêu mến Chúa. Giam cầm mãi, đến đầu mùa thu năm 1939 quan lại gọi thầy Hiếu ra dụ dỗ một lần nữa bước qua Thập Giá, và bỏ đạo. Thầy vẫn cương quyết dù có phải chết thì cũng luôn sẵn sàng đón nhận chứ không bao giờ bỏ Chúa, bỏ đạo.
Lần cuối cùng trước khi quyết định kết án hai thầy, quan cho gọi thầy Phêrô Hiếu tới để khuyến dụ. Quan án nghĩ rằng thế nào cũng sẽ thuyết phục được thầy nên quan xử đối với thầy rất nhã nhặn và hiền hoà. Quan án hỏi thăm sức khỏe của thầy, hỏi thấy có cần gì không. Thầy trả lời xin cám ơn quan thầy không cần chi, thầy chỉ mong được chết cho Chúa. Sau đó quan án hỏi lại:
- Đây là lần cuối cùng, tôi muốn khuyên thầy suy nghĩ lại mà bước qua Thập Giá để được tha. Thực tình tôi muốn tha cho thầy nhưng đây là lệnh của đức vua , nếu thầy không vâng lệnh đức vua thì bắt buộc tôi phải thi hành án lệnh. Giờ đây tôi mong thầy nghĩ lại và làm theo lệnh đức vua.
Thầy Phêrô Hiếu khiêm tốn trả lời:.
- Tôi xin hết lòng cám ơn thiện ý của quan lớn. Nhưng việc bước qua Thập giá thì nhất định không bao giờ tôi làm. Tôi rất vui lòng và sẵn sàng đón nhận cái chết vì Chúa chứ không bao giờ tôi bỏ Chúa là Đấng tôi tôn thờ.
Thấy sự cương quyết và ý chí sắt đá của thầy, các quan biết không còn cách nào có thể thuyết phục được thầy nên các quan quyết định phải kết án trảm quyết. Án được vua châu phê và ngày thi hành án được ấn định là ngày 28 tháng 4 năm 1840 cùng với cha Khoan và thầy Thành.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Chân Phước cho Ngài ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988